Nhắc đến trái dừa ai cũng tưởng tượng đến nước dừa ngọt thanh với phần cùi dừa giòn bùi, tuy vậy vẫn có một loại dừa khác có tên gọi là dừa sáp. Bạn đã biết đến loại dừa này là gì hay chưa? Vì sao lại được gọi là dừa sáp? Đặc điểm của nguyên liệu đặc biệt này là gì? Nguyên liệu ấy được sử dụng trong những món ăn như thế nào? Rất nhiều điều lí thú mà có thể bạn chưa hề nghe đến khi nói về nhưng quả dừa có phần cùi có 1-0-2 này. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm nhiều nội dung chi tiết về những quả dừa sáp đặc sản ở miền Tây sông nước nước ta cũng như học cách chọn dừa sáp ngon, cách làm dừa sáp thành các loại đồ ăn, thức uống không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng và bồi bổ sức khoẻ cho cơ thể của mình cũng như những người thân trong gia đình.
Nội Dung
Dừa sáp là gì? Vì sao lại có dừa sáp
Dừa sáp hay còn gọi Dừa kem có tên khoa học là Makapuno, một loại Dừa tuy về hình thức không có gì khác biệt so với những trái Dừa khác nhưng do đột biến gène hoặc điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết…, đã cho ra một loại trái mà bên trong cơm rất dày và mềm dẻo như bột quánh lại, có khi choán gần hết phần không gian bên trong gáo Dừa. Nước cũng rất ít, sền sệt và trong như sương sa. Cái tên “Dừa sáp” quả đã diễn tả khá sinh động tình trạng của cơm dừa bên trong.
Theo qui luật phát triển của cây Dừa, khi trái còn non thì cơm mềm dẻo và nước ngọt, đến khi trái già thì cơm dày cứng, nước lạt và có ga. Ở cây Dừa sáp, nếu chỉ thu hoạch để uống nước thì phần cơm, nước bình thường như bao trái Dừa khác, nhưng để qua giai đoạn lấy nước thì cơm Dừa sáp tiếp tục phát triển dày lên gần đầy khoang trống. Dừa sáp có độ tinh dầu và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn Dừa thường với hương vị đặc trưng.
Quan sát bằng mắt thường, rất khó phân biệt giữa cây Dừa thường với cây Dừa sáp. Căn cứ vào hình dạng và màu sắc của trái, người ta đã phân Dừa sáp Cầu Kè thành năm loại: Dừa sáp tròn, Dừa sáp dài, Dừa sáp có cạnh, Dừa sáp vỏ xanh, Dừa sáp vỏ vàng. Thực tế tùy vào mỗi loại mà có độ cơm Dừa dày, mỏng khác nhau. Để phân biệt trái Dừa thường và Dừa sáp, người ta phải lột vỏ – nếu Dừa thường khi gõ vào nghe tiếng “tưng tưng” thì Dừa sáp khi gõ vào lại nghe âm “cọc cọc”…
Tuy là một giống Dừa riêng biệt nhưng điều khá lạ là không phải quả của cây Dừa sáp nào cũng đặc ruột theo kiểu Dừa sáp. Thông thường, một buồng Dừa trên 10 trái, nếu có 2 – 3 trái cho sáp thì đã gọi được là “sai” trái. Sau này với sự vào cuộc của các nhà khoa học, độ “sai” trái đã được nâng lên 40 – 50%. Đặc biệt chỉ những trái không có sáp mới có khả năng tạo phôi, mộng hay mầm để tạo ra cây Dừa sáp giống, còn những trái đã ra sáp thì không thể để giống được.
Cơm Dừa sáp khỏi bàn về độ ngọt, múc một muỗng bỏ vào miệng có cảm giác là lạ tưởng như đang ăn… sáp. Dừa sáp ngon nhất khi được chế biến thành sinh tố. Cho hổn hợp sáp Dừa, nước Dừa, đá bào vào máy quay sinh tố, nếu cần thêm một chút đường và một chút sữa, chỉ trong phút chốc đã có ngay ly sinh tố Dừa sáp mát lạnh đặc quánh, thoang thoảng mùi thơm của sữa, của cơm Dừa rất đặc trưng.
Cách chọn dừa sáp ngon
Chọn dừa sáp ngon bằng cách lắc nghe tiếng nước
Để phân biệt được trái sáp với trái dừa bình thường, về nguyên tắc, chúng ta phải dùng tay để lắc trái để kiểm tra âm thanh (của nước dừa). Dừa sáp được ví là giống dừa đặc ruột (có hoặc rất ít nước, và nước sánh kẹo chứ không lỏng như nước dừa thường) nên khi lắc sẽ phát ra âm thanh “im” (hầu như không có), hoặc “ục ục” (có tiếng lắc nước nhưng tiếng kêu không trong trẻo) thì có khả năng đó là trái sáp có chất lượng cao nhất. Tiếng nước càng thanh, càng bổng thì dừa sáp có nước chưa đủ độ sánh do thu hoạch sớm (chưa đủ thời gian tạo sáp), hoặc dừa sáp nhưng cơm không tạo được sáp.
Dùng cảm giác khi cầm tay để chọn dừa sáp ngon
dừa sáp khi cầm trên tay có cảm giác khá nhẹ, khác xa với dừa khô thường. Sở dĩ như vậy là dừa sáp có khá ít nước, và nước đã sánh kẹo như keo nên tất nhiên khối lượng sẽ nhẹ hơn hẳn.
Chọn dừa sáp bằng cách quan sát hình dạng và màu sắc
Dừa sáp có năm giống như dừa thường: dừa sáp tròn, dừa sáp dài, dừa sáp có cạnh, dừa sáp vỏ xanh, và dừa sáp vỏ vàng. Độ ngon và chất lượng của trái dừa sáp không lệ thuộc vào giống, mà vào mức độ trồng tập trung của cây (có lai tạp hay không), thời điểm thu hoạch (dừa sáp có đủ độ “già” hay thu hoạch sớm). Kinh nghiệm cho thấy, vào thời điểm hút hàng, dừa sáp loại Đặc Biệt và Loại 1 hầu như rất hiếm, vì nhà nông thu hoạch dừa sớm hơn bình thường
Dựa vào kích cỡ trái để chọn mua dừa sáp
Về kích cỡ của trái (tính luôn cả vỏ), dừa sáp trên thị trường thường được chia làm ngoại cỡ (trên 1,5kg), lớn (trên 1,2 kg), trung (từ 0,7 kg đến 1,2 kg) và nhỏ (dưới 0,7 kg).
Độ dày của cơm dừa và độ sệt của nước để mua dừa sáp ngon
Chất lượng của trái được đánh giá dựa vào độ dày của cơm dừa, độ sánh như keo của nước, ít hay không còn nước. Trái được chia làm 3 loại tùy theo chất lượng cơm dừa.
Loại Đặc Biệt: dừa sáp có chất lượng trái tốt nhất, Cơm dừa dày hơn cơm dừa của trái dừa thường có hai lớp rõ rệt, lớp cơm dừa tiếp giáp với phần gáo dừa có cấu trúc giống như cơm nhão và lớp cơm dừa bên trong giáp với phần nước dừa bồng lên như bông. Nước dừa rất sệt như thạch/ rau câu, có màu trắng trong. Do nhu cầu khá cao của thị trường, loại trái chất lượng này hầu như rất hiếm.
Loại I: cơm dừa dày, dẻo, nước keo đặc sệt hoặc khá ít.
Loại II: độ dày cơm dừa giống như dừa khô bình thường, nhưng cơm mềm, nước hơi sền sệt.
Loại III: dày cơm dừa giống như dừa khô bình thường, nhưng cơm mềm, nước như nước dừa khô bình thường, không sệt.
Cách làm đồ ăn, đồ uống cùng với dừa sáp
Cách làm kem dừa sáp trái cây cực ngon và đơn giản
Nguyên liệu làm kem dừa sáp trái cây
Trái cây tươi: 500 gram (bơ, xoài, dưa hấu, chanh leo, dâu tây…)
Sữa đặc có đường: 30 gram
Sữa tươi không đường: 200 ml
Sữa chua: 1 – 2 hũ (nếu làm kem xoài)
Dụng cụ cần có: máy xay sinh tố, khuôn kem que, que kem, túi đựng kem, gắp kem dạng viên
Chi tiết cách làm kem dừa sáp trái cây
Bước 1: Sơ chế trái cây làm kem đừa sáp trái cây
Chế biến: Để làm kem trái cây, trước hết bạn cần gọt vỏ để lấy phần thịt trái cây
Đập dừa sáp ra. Lưu ý cẩn thận không nên để nước dừa sáp chảy ra ngoài lãng phí vì nó cực kỳ ngon. Dùng muỗng nạo cái dừa sáp, cho trực tiếp vào máy xay sinh tố. Nếu nước dừa cô đọng lại rất đặc, không thể chảy được, thì trái dừa đó hoàn toàn ngon, không có gì phải lo lắng.
Với bơ, bạn gọt gọt và dùng dao hoặc thìa để nạo lấy thịt. Với xoài và dưa hấu, gọt vỏ rồi xắt thành từng miếng nhỏ. Nếu sử dụng các loại trái cây khác, bạn cũng thực hiện tương tự.
Bước 2: Xay trái cây làm kem
Cho phần thịt trái cây đã xắt nhỏ trước đó vào xay. Tiếp đến, bạn cho vào chung phần sữa đặc + sữa tươi. Riêng đối với kem DỪA SÁP + DÂU, bạn cho thêm cả phần sữa chua đã chuẩn bị. Trong quá trình xay, có thể điều chỉnh tỉ lệ phần sữa này cho phù hợp với khẩu vị.
Bật máy xay và xay nhuyễn toàn bộ hỗn hợp trên. Sau khi xay xong, để kem được mịn và không còn lớp bọt khí sủi trong quá trình xay, bạn cho phần nguyên liệu này qua rây lọc để thu được phần sinh tố tốt nhất.
Bước 3: Cho 2 hỗn hợp trên xay cùng nhau và đổ ra khuôn. Để ngăn đá cho kem đông cứng (thời gian thường từ 4- 5 tiếng) rồi thưởng thức. Có thể đổ khau lớn rồi lấy kem thành từng viên để ăn hoặc đổ khuôn kem que và tháo khuôn.
Cách làm sinh tố dừa sáp mát dậy, thơm ngậy
Nguyên liệu làm sinh tố dừa sáp
Dừa sáp
Sữa tươi
1 hộp sữa đặc
Đường
Có thể chuẩn bị thêm vani, lạc rang hoặc đậu phộng vụn tùy khẩu vị mà cho thêm vào.
Chi tiết cách làm sinh tố dừa sáp
Bước 1: Chế biến dừa sáp làm sinh tố
Lựa chọn trái dừa sáp vỏ còn xanh tươi, vỏ không bị hư hại gì nhiều, đảm bảo chất lượng phần cơm dừa bên trong sẽ tốt hơn.
Nếu mua là loại dừa sáp mới hái trên cây xuống thì các bạn nên để thêm trong 3-5 ngày cho phần dừa sáp đặc lại rồi mới tiến hành làm sinh tố dừa sáp.
Khi đã có trái dừa ưng ý, đạt yêu cầu thì lúc làm sinh tố dừa sáp các bạn có thể nạy một miếng nhỏ trên vỏ dừa hoặc tiến hành bổ dừa để lấy hết phần chất lỏng có trong trái dừa sáp (Nếu là dừa sáp loại một thì sẽ có rất ít hoặc không có nước, với dừa sáp loại 2, 3 thì vẫn sẽ có nhưng không nhiều bằng so với dừa nước thường). Phần nước thu được để trong ngăn mát tủ lạnh bảo quản.
Lấy hết nước xong thì các chị em bổ đôi quả dừa để nạo phần cơm dừa bên trong. Một ưu điểm ở dừa sáp đó là phần cơm dừa mềm nên chỉ cần dùng thìa là có thể lấy được phần cơm dừa dễ dàng, không phải lo tách phần cùi dừa cứng bám chặt vỏ dừa như thường thấy.
Bước 2: Chế biến cơm dừa làm sinh tố
Sau khi lấy được cơm dừa (có thể cắt thành từng miếng nhỏ hơn để dễ xay hơn) thì các bạn cho phần cơm dừa này cùng sữa tươi, sữa đặc, nước dừa thu được ở trên, thêm ít đường và vani (nếu có) vào máy xay sinh tố để xay đều, xay nhuyễn.
Xay từ 3-5 phút thì ngừng lại, thử vị xem đã vừa khẩu bị hay chưa, có thể cho thêm đường nếu thiếu ngọt. Nếu thấy đặc quá thì cho thêm 3-5 viên nước đá vào xay cùng trong 2-3 phút, vừa giúp cốc sinh tố dừa của bạn dễ uống và thơm mát hơn hẳn.
Bước 3: Trang trí cốc sinh tố dừa sáp ngon
Rót hỗn hợp vừa chế biến ra cốc, thêm chút lạc rang, đậu phộng ăn kèm trang trí phía trên là các bạn đã làm xong cốc sinh tố dừa giải nhiệt mùa hè ngon ngậy, hấp dẫn vô cùng rồi đấy nhé.
Như vậy là bạn đã có vốn hiểu biết không hề nhỏ về những quả dừa sáp rồi đấy. Từ giờ bạn có thể tự tin hơn nếu có ai đó hỏi về loại dừa đặc biệt này cũng như nếu có dịp thì bạn chẳng nên ngại ngần mua những trái dừa sáp cũng những nguyên liệu đơn giản để tạo nên cho mình những loại đồ uống vừa ngon vừa lạ miệng cho những ngày rảnh rỗi tại nhà cũng như tự chiêu đãi bản thân khi thấy thòm thèm đồ uống khoái khẩu. Các bạn có thấy cách thức thực hiện những món đồ uống mà chúng tôi vừa giới thiệu đơn giản hay không ạ? Nếu có thì chần chừ gì mà không thực hiện ngay tại nhà bạn nhỉ? Chúc các bạn thành công khi thử nghiệm các công thức nấu nướng và pha chế với dừa sáp bạn nhé!