Cùng với phở, bún, miến, hủ tiếu là món nước truyền thống của người Việt Nam mà tín đồ ẩm thực không thể không biết đến. Cách nấu hủ tiếu gà Nam Vang trứ danh thơm lừng đúng chuẩn sẽ cho món ăn có những sợi hủ tiếu dai dai nước dùng trong thơm nức cùng với thịt gà ngọt chắc hành hoa thơm hấp dẫn. Đó có lẽ là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn khó quên của món hủ tiếu khiến người ta ăn và nhớ mãi không quên, tạo nên tiếng thơm Nam Vang mê đắm lòng thực khách.
Để hiểu hơn về công thức nấu hủ tiếu, cách nấu hủ tiếu Nam Vang, cách nấu hủ tiếu sườn bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này để cùng bắt tay thực hiện vào dịp cuối tuần hoặc đổi vị cho khi không muốn nấu cơm nhé!
Nội Dung
Cách nấu hủ tiếu gà đơn giản nhất
Nguyên liệu làm hủ tiếu gà
Gà 1 con
Hủ tiếu khô 1 gói
Hành lá, rau sống,hẹ, giá
Chanh ớt
Gia vị
Chi tiết cách nấu hủ tiếu gà
Bước 1:
Rửa sạch rau sống, giá hẹ, hành lá.
Gà mua về các bạn làm sạch, xát da gà với muối rồi rửa sạch lại. Cho gà vào nồi cùng củ gừng đập dập rồi luộc chín. Lúc này vớt ra để nguội, xé thịt gà thành miếng nhỏ.
Bước 2:
Còn xương gà cho lại vào nồi nước luộc gà ninh kỹ với lửa nhỏ. Nước sôi lại thì nêm lại gia vị cho nước dùng vừa ăn.
Bước 3:
Hủ tiếu khô các bạn mang đi ngâm nước để sợi hủ tiếu mềm ra. Nấu một nồi nước sôi cho hủ tiếu vào trụng qua nước sôi. Đổ hủ tiếu ra rổ rồi xả qua nước lạnh để sợi mì không dính vào nhau.
Bước 4:
Sau khi hủ tiếu ráo cho vào tô rồi xếp thịt gà lên bề mặt, cho hành lá và tiêu cùng hành phi rồi cho nước dùng vô.
Vắt thêm lát chanh và vài lát ớt rồi thưởng thức cùng rau sống là ngon tuyệt. Chúc các bạn thành công với cách nấu hủ tiếu gà đơn giản này.
Cách nấu hủ tiếu Nam Vang ngon chuẩn vị
Nguyên liệu nấu làm hủ tiếu Nam Vang
Xương heo: 1.5 ký
Tôm: 1,2 ký
Gan heo: 300g
Thịt heo xay: 300g
Trứng cút
1 ít tôm khô
1 con khô mực cỡ vừa
Gia vị: đường, muối, bột ngọt
Hủ tiếu khô
Dầu ăn
Các loại ăn kèm: Hành lá, hành tím khô, tỏi, ngò gai, giá, hẹ, cần tây, rau tần ô…
Chi tiết cách nấu hủ tiếu Nam Vang
Nấu nước dùng hủ tiếu Nam Vang
– Nước dùng cho món ăn này có rất nhiều cách khác nhau. Từ thời vua Bảo Đại, đã có đầu bếp nổi danh với 5 cách nấu nước dùng hủ tiếu cho vị vua này. Bạn hãy cùng tham khảo một cách nấu ngon tuyệt dưới đây nhé!
– Đầu tiên, bạn rửa sạch xương ống lợn (xương gà), khô mực, tôm khô và cắt bỏ mỡ thừa ở xương lợn và xương heo.
– Bỏ xương lợn và xương gà vào nước sôi có một ít muối, khi nước sôi bùng lên đổ nước, rửa sạch xương.
– Cho xương, tôm khô, mực khô vào nồi nước từ khi nước còn lạnh, dùng lửa to đun sôi, sau đó ninh bằng lửa nhỏ trong 2 giờ. Hớt bọt cho nước trong.
– Băm nhuyễn tỏi, đun sôi dầu, cho tỏi vào phi vàng, sau đó cho một nửa chỗ tỏi phi vào nước dùng.
– Tiếp tục nướng 2 củ hành tím, bóc vỏ, bỏ vào nồi nước dùng.
– Nêm nước dùng bằng muối, bột nêm.
– Khi nước dùng gần được thì cho đường phèn vào, nêm lại một lần nữa, thiếu mặn thì thêm xì dầu, thiếu ngọt thì thêm đường phèn.
Làm chín các nguyên liệu cho hủ tiếu Nam Vang
– Rửa sạch giá sống, loại bỏ vỏ đậu còn sót lại. Trứng cút luộc chín và bóc vỏ.
– Băm nhỏ 2 củ hành tím và cho một thìa dầu ăn vào chảo đun nóng phi thơm hành. Cho thịt bằm vào đảo đều, nêm bột canh và bột nêm cho vừa ăn.
– Rửa sạch hẹ và cần ta, cắt khúc dài khoảng 2 đốt ngón tay.
– Tôm sú lột vỏ, bỏ đầu, bóc chỉ đen. Nhúng tôm vào nồi nước dùng cho chín, để riêng ra.
– Đun sôi nước với một ít muối, bỏ gan heo vào. Khi nào chọc đũa vô gan không thấy có nước đỏ chảy ra là chín. Lưu ý là không luộc gan lâu quá dễ bị xác.
– Sau khi trụng hủ tiếu qua nước sôi cho mềm, cho vào bát, sắp giá sống lên trên rồi bày tôm, gan heo, thịt bằm, trứng cút lên.
– Cho nước dùng ngập mặt hủ tiếu rồi cho lại nước dùng vào nồi. Làm vậy cho hủ tiếu và các nguyên liệu nóng đều.
– Cho cần ta và hẹ vào, chan nước dùng, rắc ít tỏi phi lên. Khi ăn kèm thêm húng quế, cải cúc (tần ô), giá và hẹ.
Cách nấu hủ tiếu sườn dinh dưỡng thơm ngon
Nguyên liệu nấu hủ tiếu sườn
– 600g sườn non
– 500g xương lợn
– 1 củ cải trắng
– 1 củ cải muối
– 300g mọc
– Tôm khô 1 nhúm
– Hành khô, hành lá, đường phèn, muối, nước mắm
– Hủ tiếu khô có thể dùng hủ tiếu tươi
– Giá đỗ, hẹ, hành lá, dầu ăn.
Chi tiết cách nấu hủ tiếu sườn
– Rửa sạch củ cải muối, xả qua nhiều lần với nước để củ cải bớt mặn.
– Tôm khô ngâm trong nước lạnh rồi rửa sạch.
– Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt từng khoanh tròn.
– Xương lợn chặt nhỏ, trần qua nước sôi để bớt mùi hôi, vớt sườn ra rửa lại cho sạch. Cho xương lợn, sườn non vào nồi thêm củ cải muối, củ cải trắng, tôm khô cùng ít đường phèn thêm nước lạnh vào đun sôi.
– Mọc cho ra bát thêm thìa dầu điều, hành khô thái nhỏ, dầu hào, một ít tiêu rồi trộn đều lên.
– Giá đỗ, hành lá, hẹ đem rửa sạch rồi để ráo nước.
– Đặt nồi nước đun sôi trên bếp, cho sợi hủ tiếu khô vào luộc khoảng 5 phút rồi vớt ra xả lại với nước lạnh để ráo nước.
– Lúc này ở nồi nước dùng, bạn nêm thêm gia vị cho vừa khẩu vị cả nhà, có thể đun ít dầu điều, phi hành vàng cho màu đẹp mắt.
– Lần lượt cho mọc vào nồi xương, đun sôi đến khi mọc chín.
– Cuối cùng cho hủ tiếu vào tô lớn, thêm nước dùng, mọc, sườn non vào bát ăn kèm với rau và tương ớt.
Ngoài những cách nấu hủ tiếu bạn còn có thể tìm thấy rất nhiều cách thực hiện các món ăn khác nhau liên quan đến hủ tiếu. Tuỳ từng địa phương và sở thích của người nấu mà thành phần nguyên liệu và cách thức nấu từ nước dùng cho đến các nhân ăn cùng sẽ có thể thay đổi khác nhau. Món hủ tiếu với những sợi hủ tiếu trắng dai ngập trong nước dùng được ninh ngon ngọt và các loại thịt, mọc, xương, hành, … hấp dẫn vô cùng. Món ăn nên dùng nóng và thêm chút ớt để có vị cay cay kích thích!