Lưu ý về thịt vịt: Thịt vịt có độc không? Thịt vịt kỵ gì? Thịt vịt kiêng ăn với gì?

Ăn thịt vịt đã lâu, nếm các món vịt cũng đã được số lượng kha khá, đã từng chế biến qua 1 số món vịt cơ bản và hương vị đạt được tương đối thành công. Thế nhưng những điều đó chưa thể giúp bạn chắc chắn rằng bạn đã biết hết về tính chất của nguyên liệu này. Tại sao thịt vịt lại không mấy phổ biến đối với nhiều người làm bếp, có lẽ bạn cũng sẽ băn khoăn về điều đó. Để bữa ăn luôn ngon miệng và thật sự an toàn, tránh những đáng tiếc xảy ra khi nấu ăn cũng như kết hợp các thực phẩm khác với thịt vịt, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu: Thịt vịt có độc không? Thịt vịt kỵ gì? Thịt vịt kiêng ăn với gì? Chi tiết hơn qua bài viết sau đây bạn nhé!

Lợi ích khi ăn thịt vịt. Thịt vịt có độc không?

Lợi ích khi ăn thịt vịt

Thịt vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g protein (cao hơn nhiều so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cũng rất cao. Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe.
Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.
Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị).

Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít,…
Đặc biệt, thịt vịt có công dụng đẩy lùi chứng yếu sinh lý, tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ. Với những nam giới đang gặp phải tình trạng “chưa đến chợ đã hết tiền” thì không nên bỏ qua loại thực phẩm thông dụng mà có tác dụng chữa bệnh hiệu quả này.

Thịt vịt có độc không? Ăn vịt có ngứa không?

Như vậy, thịt vịt không phải loại nguyên liệu độc vì có nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, loại thịt này nhiều chất nên có thể khiến người ăn bị ngứa kích ứng hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu đang mắc hoặc điều trị một số bệnh. Đó là lí do vì sao bạn nên tiếp tục theo dõi để biết thịt vịt kỵ gì và ai nên kiêng thịt vịt?
Ăn thịt vịt có ngứa hay không phải tùy thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân, chỉ số kích ứng (dị ứng) với hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thịt vịt của từng người. Do vậy câu trả lời chính xác nhất là thịt vịt có thể gây ngứa, phong, phù nề tay chân với một số người hoặc hoàn toàn vô hại.
Trong hàm lượng thịt vịt có chứa rất cao chất protein nên có khả năng gây ngứa khá cao cho cơ địa da nhạy cảm ở một số người. Do vậy, đối với những người đang mắc chứng ngứa da hoặc thường xuyên bị ngứa da, dị ứng khi tiếp xúc với một số loại thức ăn giàu đạm thì nên hạn chế việc ăn thịt vịt.
Bạn có biết cách ăn thịt vịt thế nào để giúp có lợi mà không có hại hay chưa?.Trong thịt vịt, ngan, ngỗng hoặc thịt gà thì phần thịt trắng là phần chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe hơn nhiều so với phần cổ, cánh, chân, bụng… Do vậy nếu bạn thường xuyên bị ngứa da và lo sợ thịt vịt gây kích ứng da thì nên chọn ăn phần thịt trắng để đảm bảo an toàn.
Lưu ý khi ăn thịt vịt nên chú ý vệ sinh sạch sẽ, nấu chín kỹ rồi mới ăn. Tuyệt đối không nên ăn tái hoặc ăn tiết canh vịt, điều này không chỉ tăng nguy cơ gây kích ứng da hoặc ngứa da mà còn tiềm tàng hàng loạt loại bệnh giun sán nguy hại cho sức khỏe khác.

Thịt vịt kỵ gì? Thịt vịt kiêng ăn với gì?

Thịt vịt kiêng ăn với gì? 

Sau đây là một số loại thực phẩm nên kiêng ăn với thịt vịt vì dễ gây bất lợi, xung khắc với món thịt vịt. Bạn nên tránh chế biến chúng trong cùng một món ăn hoặc ăn chung trong bữa ăn.
– Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.
– Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.
– Không nên ăn thịt vịt cùng lúc với thịt rùa, sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.

Những thực phẩm kỵ với thịt vịt

Vịt kỵ với ba ba
Trong thành phần của thịt vịt và thịt ba ba có chất kỵ với nhau, nên khi bạn ăn chung sẽ gây phù thũng, tiêu chảy. Ngoài ra, thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thịt. Vì vây, các bà nội trợ không nên kết hợp thịt vịt và thịt ba ba lại vơi nhau.
Thịt vịt kỵ với quả mận
Thịt vịt tính hàn giúp giải nhiệt tốt cho cơ thể. Còn quả mận ăn vào nóng trong sẽ sinh nóng ruột. Nếu bạn ăn hai thực phẩm này gần thời gian với nhau hoặc ăn cùng một lúc sẽ gây ra bệnh khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột hại cho sức khỏe.

Những người nên kiêng ăn thịt vịt

Thịt vịt tuy là món ăn ngon bổ dưỡng, tuy nhiên một số trường hợp nhất định cần tuyệt đối tránh loại thức ăn này nếu không muốn đối mặt với những hậu quả mà nó gây ra:
Người đang có vết thương hở do phẫu thuật hoặc tai nạn
Thịt vịt có chứa hàm lượng đạo và chất collagen kích thích ra da mới rất nhanh. Do vậy nếu đang gặp vết thương hở mà ăn nhiều thịt vịt sẽ khiến da non kích thích ra nhiều tạo nên vết sẹo lồi to. Bên cạnh đó cũng khiến tăng khả năng viêm, bưng mủ, đau nhức và ngứa tại vết thương hở.
Người đang sốt hoặc cảm, yếu lạnh, bị ho: Nên tránh ăn thịt vịt vì loại thực phẩm này theo đông y chứa tính hàn cao sẽ khiến bệnh nhân đau nặng hơn. Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.
Người mắc bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa hoặc thận: Không nên ăn thịt vịt vì sẽ khiến các hệ thống này trở nên yếu và suy thoái nhanh chóng hơn. Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.
Người mắc các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là đau xương khớp: Nên tránh ăn thịt vịt vì yếu tố hàn trong loại thực phẩm này sẽ khiến cơ thể nhiễm lạnh và xương khớp trở nên đau nhức trầm trọng hơn.
Người bị bệnh gout: Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.
Người bị ho: Khi bị ho thì những thực phẩm đầu tiên cần kiêng là chất tanh vì gây khó thở. Mùi tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ra ho. Do vậy, thịt vịt là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bị ho.
Mong rằng bài viết này đã đem đến cho tất cả các bạn những thông tin hữu ích trước khi chế biến những món ăn về thịt vịt: Thịt vịt có độc không? Thịt vịt kỵ gì? Thịt vịt kiêng ăn với gì? … Hãy lưu nhớ tất cả những thông tin này để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc khi nấu nướng cùng với nguyên liệu thịt vịt ví dụ như kết hợp sai nguyên liệu hay nấu thịt vịt cho những người đang bị bệnh cần kiêng thịt vịt … Bởi như vậy những món vịt không còn bổ dưỡng mà còn khiến cho sức khoẻ người thưởng thức nguy hại và ảnh hưởng hơn nữa đấy. Chúng tôi chắc chắn các bạn không muốn điều đó xảy ra phải không? Chúc các bạn có những bữa vịt thật ngon và an toàn, bổ dưỡng nhé!

Author: Hà Trung Dũng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *